Các loại mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, phấn thơm, dầu massage,… gần như đã trở nên thông dụng đối với trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, cần phải đặt câu hỏi “nên hay không nên” trước khi sử dụng loại sản phẩm nào đó.
1. Kem chống hăm (kem trị hăm)
Nên: Chọn các thương hiệu uy có tín, còn hạn sử dụng và không chứa chất gây hại (nên chọn sản phẩm có chứng nhận hữu cơ). Trước khi dùng, mẹ cần thử phản ứng da của bé với sản phẩm bằng cách lấy một ít phấn ra tay, thoa nhẹ nhàng lên da bé và theo dõi trong 24 giờ.
Không nên: Tuyệt đối không được thoa kem chống hăm lên mặt, mắt của trẻ và vùng hội âm (mặt trong đùi, quanh âm hộ, bụng dưới) của bé gái để ngừa khả năng gây ung thư. Tránh bôi kem chống hăm cho trẻ ở nơi có nhiều gió, quạt; không thoa kem vùng da đang bị viêm nhiễm; sau khi sử dụng phải đậy nắp cẩn thận và để ngoài tầm tay của trẻ; không nên mua các sản phẩm kem chống hăm rẻ tiền, không rõ nguồn gốc hoặc nhập lậu vì rất có thể gây nguy hiểm khi sử dụng.
2. Dầu vệ sinh da em bé
Nên: Chọn loại dầu chiết xuất từ thiên nhiên và chất hữu cơ để giúp da bé mềm và ẩm. Một số sản phẩm dầu massage mẹ có thể tham khảo gồm: dầu dừa (coconut oil), dầu hoa oải hương (lavender oil), dầu quả hạnh (almond oil), dầu hoa hướng dương (sunflower oil), dầu hoa hồng,… Mẹ cần thử xem làn da bé có bị nổi đỏ hay kích ứng với loại dầu đó hay không.
Không nên: Không nên dùng những loại dầu có nguồn gốc từ chất khoáng (mineral) vì chúng sẽ khiến làn da của bé bị khô và dễ dị ứng khi hấp thụ dầu.
3. Sữa tắm
Nên: Chọn loại sữa tắm dịu nhẹ dành cho bé, ít nước hoa hoặc chất mài mòn; chỉ dùng sữa tắm trên các khu vực da nhiều dầu hoặc mồ hôi mà không dễ dàng loại bỏ bằng nước thường; hãy thử nghiệm một phần nhỏ trên da bé, nếu trong vài tiếng sau đó, làn da ửng đỏ, khô hoặc có những thay đổi đáng chú ý thì cần ngưng dùng sữa tắm ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.
Không nên: Những bé dễ bị chàm hoặc viêm da dị ứng không nên dùng sữa tắm bừa bãi.
4. Dầu gội
Nên: Chọn loại dầu gội hữu cơ dịu nhẹ dành riêng cho bé (không cay mắt) vì nó không chứa chất phụ gia so với dầu gội của người lớn. Mẹ chỉ cần gội đầu mỗi tuần 1-2 lần là đủ cho hầu hết các bé.
Không nên: Không nên lạm dụng vì rất dễ gây kích ứng da đầu và khiến tóc bị mất lớp dầu tự nhiên; Không nên xoa bóp dầu gội vào sâu da đầu của bé. Nếu bé có “cứt trâu”, sau khi gội đầu có thể massage một chút với dầu thực vật để lớp cứt trâu mềm, sau đó dùng lược mềm gỡ bỏ cứt trâu.
5. Dầu xả
Nên: nếu các mẹ có nhiều thời gian thì hay nên sử dụng dầu xả cho bé, chọn dầu xả hữu cơ cho bé không cay mắt, dầu xả giúp tóc trẻ không bị rối. Nhất là các bé gái để tóc dài, các mẹ nên sử dụng dầu xả cho bé, ngoài việc chống rối tóc
Không nên: với bé ít tóc thì cũng không nên sử dụng dầu sả
Làn da của trẻ nhỏ còn non nớt nên rất dễ bị nhiễm khuẩn. Vì vậy mẹ cần rửa tay sạch sẽ, cho mỹ phẩm vào lòng bàn tay xoa đều rồi mới thoa lên mình bé, không nên đổ trực tiếp mỹ phẩm lên da trẻ. Mỹ phẩm dành cho trẻ sơ sinh thường không gây kích ứng với da. Tuy nhiên, nếu dùng thấy có những biểu hiện khác thường nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Nguồn: Siêu tầm