Tìm hiểu và nhận biết về rau củ hữu cơ

Trong những năm gần đây, việc sử dụng thực phẩm hữu cơ đã trở thành trào lưu tiêu dùng tích cực ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, mặc dù còn một số tranh cãi, xu hướng lựa chọn thực phẩm hữu cơ đang phát triển rộng ở nhiều đô thị và cộng đồng tiêu dùng lành mạnh.

Rau hữu cơ là tên gọi của các loại rau được sản xuất theo phương pháp tự nhiên và không gây hại đến môi trường, nguồn nước. Sản phẩm rau hữu cơ tuyệt đối an toàn đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Ngay từ khi ra đời, rau hữu cơ đã thu hút được sự quan tâm của các bà nội trợ. Đây là sản phẩm tuyệt đối an toàn cho sức khỏe với tiêu chuẩn “6 KHÔNG”

    • Thuốc trừ sâu hóa học
    • Thuốc diệt cỏ hóa học
    • Thuốc kích thích tăng trưởng
    • Phân bón hóa học NPK
    • Giống biến đổi gien (MGO)
  • Hóa chất bảo quản

Vì vậy, rau hữu cơ là lựa chọn rất an toàn cho người sử dụng. Hơn thế, rau hữu cơ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng đa dạng và cao hơn các loại rau thông thường:

+ Tỷ lệ hợp chất chống oxi hoá trong trái cây và rau quả hữu cơ ≥ 40% so với loại bình thường (theo các nhà khoa học thuộc Đại học Newcastle Anh quốc)

+ Chứa nhiều khoáng chất có ích cho cơ thể hơn (sắt, kẽm…)

Tại Châu Âu, nền nông nghiệp hữu cơ phát triển rất mạnh mẽ do người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến sự an toàn tuyệt đối của sản phẩm mà họ muốn góp phần gián tiếp bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, trước thực trạng ô nhiễm tại các vùng nông thôn do người dân tự do sử dụng các loại hóa chất, việc áp dụng các phương pháp canh tác hữu cơ sẽ góp phần bảo vệ sức khỏe của chính người sản xuất, chấm dứt tình trạng ô nhiễm đất, nguồn nước do không còn sử dụng hóa chất và đặc biệt là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Trồng rau hữu cơ

Các bạn sẽ có thể tự hỏi rằng làm thế nào cây trồng có thể lớn và phát triển được khi không sử dụng hóa chất, thuốc trừ sâu? Câu trả lời là kỹ thuật hữu cơ đòi hỏi sự tỉ mỉ, học hỏi, chăm chỉ, kiên nhẫn và rất nhiều thời gian. Có đến hàng chục các biện pháp kỹ thuật khác nhau được áp dụng trên đồng ruộng để phòng chống sự phá hoại của sâu bọ. Ví dụ: trồng các loại cây có mùi hắc (hành, xả, tỏi) để xua đuổi côn trùng, hoặc ngược lại dẫn dụ chúng ra ngoài ruộng qua màu sắc và mùi thơm đặc biệt (hoa cúc vạn thọ), lắp đặt các dụng cụ bẫy, bắt côn trùng, tự chế biến dung dịch thảo mộc để phun lên rau (rượu, tỏi, ớt, gừng), các biện pháp luân canh, xen canh, phân ủ hoại mục thay thế NPK.

Ngoài ra nhà sản xuất, phân phối phải chấp nhận rằng sản phẩm hữu cơ sẽ có năng suất rất thấp do không có tác động của hóa chất (chỉ bằng 60% năng suất của rau an toàn) và mẫu mã không hấp dẫn do bị sâu ăn… Các bạn đừng nhẫm lẫn khái niệm rau hữu cơ với rau an toàn nhé vì về mặt kỹ thuật, trồng rau an toàn vẫn được phép sử dụng hóa chất như bình thường nhưng việc người sản xuất có tuân thủ liều lượng và nồng độ giới hạn hay không thì không thể kiểm soát nổi.

trồng Rau hữu cơ

Rau hữu cơ đắt hơn sản phẩm cùng loại bởi nó được sản xuất theo một quy trình khắt khe, chịu sự giám sát của các tổ chức giám định có uy tín, sản phẩm ra thị trường đòi hỏi phải có nhãn hiệu, xuất xứ và các đòi hỏi khác nên giá cao và nguồn hàng chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường.

Các dấu hiệu nhận biết rau hữu cơ

Màu xanh trung thực

Đa phần các loại rau hữu cơ đều có màu xanh hơi vàng (xanh hữu cơ, xanh trung thực với bảng màu chuẩn đối với màu lá từng loại rau), nó không xanh đậm như các loại rau trồng bằng phân bón hóa học (đặc biệt là sử dụng phân bón lá hóa học, lá có màu xanh đậm), màu xanh đậm như là màu xanh dư đạm, mày xanh đậm chỉ thu hút sâu bệnh gây hại cho cây và gây hại sức khỏe người sử dụng (dư lượng nitrat).

Lá dày, ngắn, cân đối giữa các bộ phận

Lá rau hữu cơ luôn luôn dày, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận được độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy giữa các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập.

cung cấp sản phẩm organic

Thân giòn, trọng lượng nặng, rắn chắc

Rau hữu cơ thường rất giòn (nhưng không có hoặc rất ít xơ), nó không yểu xìu giống như loại rau trồng bằng phân bón hóa học hoặc thuốc kích thích tăng trưởng, thân nó rắn chắc nhưng không bóng mượt (vì bóng mượt là dấu hiệu tích trữ quá nhiều nước trong cây).

Lâu héo, rất dễ bảo quản

Cây rau hữu cơ có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng vài ngày mà không sợ hư (hỏng), không nhất thiết phải bỏ tủ lạnh. Khi cây bị héo thì phun nước sơ sơ là có cây có thể hồi phục về trạng thái ban đầu. Không giống như “rau hóa học” phun nước vào là cây sẽ hỏng.

Ăn rất giòn và ngon (giữ được hương vị tự nhiên)

Đẳng cấp rau hữu cơ được thể hiện ở chỗ ngon, giòn và thơm một cách tự nhiên mà không cần đến gia vị, ăn sống hoặc xào sơ với dầu ăn cũng rất ngon, càng ít sử dụng gia vị khi xào nấu thì ăn càng ngon.

Bên cạnh các dấu hiệu trên, một dấu hiệu trực quan nữa là rau hữu cơ thường xấu mã hơn rau thường vì phân cũng dùng phân ủ. Về hương vị thì khi các bạn ăn sẽ thấy sự khác biệt rất rõ ràng.

Với bất kỳ loại trái cây, rau củ quả nào trên thị trường, người tiêu dùng cần phải chú ý đến xuất xứ, cách nhận biết thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình.

Nguồn: tổng hợp

Danh mục sản phẩm